13/08/2021 10:32 Tin du học
Mỗi ngày, những chiếc xe màu vàng như xe bán kem phát nhạc cổ điển chạy quanh Đài Loan khiến nhiều du khách phải chú ý. Tuy nhiên chúng không phải là xe bán kem mà là những chiếc xe đổ rác được trang bị loa phát những bản nhạc được yêu thích.
Ngoài những bản nhạc cổ điển, các xe rác này còn phát nhạc Giáng sinh hay nhạc Tết truyền thống trong các dịp lễ để phù hợp với không khí xung quanh.
Con số này cũng cao hơn mức 35% tái chế của Mỹ. Tỷ lệ xả rác bình quân đầu người mỗi ngày ở đây đã giảm từ 1,143 kg/người/ngày năm 1998 xuống chỉ còn 0,387kg/người/ngày năm 2013. Việc Đài Loan tăng cường tài chế rác thải là điều dễ hiểu khi các bãi chôn rác của họ sẽ quá tải trong vòng 6 năm tới, trong khi các khu vực bất động sản ngày càng đắt đỏ và khan hiếm.
Khi xây dựng miếu thờ thần biển ở phía nam đảo Đài Loan cách đây 300 năm, người Trung Quốc chọn một nơi mà họ cho rằng nước biển không bao giờ vươn tới, nhưng ngày nay nước liên tục “viếng thăm” ngôi miếu.
Một bộ phim tài liệu được công bố hồi đầu năm nay cho thấy thảm họa có thể xảy ra nếu nước tấn công Formosa Plastics – tập đoàn hóa dầu lớn nhất tại Đài Loan. Các chuyên gia môi trường chỉ ra rằng tình trạng khai thác nước ngầm quá mức để tưới tiêu và nuôi cá có thể khiến tình hình trở lên đáng sợ hơn, bởi khi mực nước ngầm giảm thì đất tại nhiều vùng duyên hải sẽ lún xuống dưới mực nước biển.
Một nghiên cứu do Viện Trung Quốc tiến hành mới đây cho thấy nước biển đã lấn vào đất liền tới 8,5 km và gây nên tác động tiêu cực trên một khu vực có diện tích khoảng 104 km2 ở Bình Đông – huyện tận cùng ở phía nam Đài Loan. Giới khoa học cảnh báo một khi các vùng đất thấp bị nước nhấn chìm, con người sẽ gặp khó khăn trong việc đẩy lùi nước.
Các ngọn núi bao phủ 2/3 diện tích hòn đảo nên các vùng kinh tế trọng điểm, đô thị lớn tập trung chủ yếu tại khu vực đồng bằng còn lại. Khu vực đồng bằng của Đài Loan trài dài theo bờ biển phía tây và chỉ cao hơn mực nước biển một chút. Người ta không thể di chuyển thành phố hay các vùng kinh tế nếu nước biển tiếp tục dâng giống như trong trường hợp miếu Mã Tổ. Trong một bản báo cáo được công bố vào năm 2007, Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc dự đoán mực nước biển toàn thế giới sẽ tăng thêm 0,59 m trước năm cuối cùng của thế kỷ này do hiệu ứng nhà kính.
“Những vùng bị nước biển tấn công có thể trở thành đất hoang trong vòng 100 năm”, Hsu Tai-wen, trưởng khoa Thủy lợi và Kỹ thuật công trình biển của Đại học Quốc gia Cheng Kung, Đài Loan, nhận định. Bên cạnh nước biển dâng, các nhà khoa học thuộc Viện Trung Quốc cảnh báo biến đổi khí hậu khiến lượng mưa trung bình tại Đài Loan sẽ tăng gấp ba lần trong vòng 20 năm tới.
Trước tình hình trên, chính phủ mới do Đảng Tiến bộ Dân chủ đứng đầu đã cam kết sẽ tăng cường các chính sách bảo vệ môi trường và tái chế rác. Đài Loan hiện có một chiến lược toàn diện nhằm tạo thuận lợi cho người dân trong việc phân loại rác thải và tài chế rác, đồng thời cũng có những chế tài nghiêm khắc đối với người vi phạm. Ngoài ra, các xe chở rác cũng có phân loại chỉ chở một số loại rác nhất định, như rác thải thực phẩm đã hoặc chưa qua xử lý, rác nhựa, nilon hoặc các loại rác thủy tinh, kim loại…
Bên cạnh đó, người dân nào không muốn phân loại phải bỏ tiền mua loại túi riêng với giá khoảng 3 cent cho túi nhỏ và 7 USD cho 5 túi to. Trường hợp những người dân cố tình vi phạm, như phân loại rác sai hoặc vứt rác bừa bãi sẽ bị xử phạt nghiêm khắc, như bị phạt tiền vào khoảng 184 USD cho mỗi lần vi phạm hoặc bị công khai chỉ trích trên các phương tiện truyền thông.
Ngành tái chế rác tại Đài Loan là sự tài trợ của những nhà sản xuất hoặc kinh doanh sản phẩm tài chế, như các công ty nước ngọt có sử dụng nguyên liệu nhựa tái chế PET để đóng chai. Số liệu của Bộ kinh tế Đài Loan năm 2012 cho thấy doanh thu của các công ty xử lý rác thải vào khoảng 2,2 tỷ USD.
Dẫu vậy, chương trình tái chế của Đài Loan mới áp dụng hiệu quả tại các vùng đô thị như Đài Bắc với 67% hay Đài Bắc mới với 63,5%. Trong khi những vùng hẻo lánh, nông thôn có ít nguồn hỗ trợ tài chính hơn và có tỷ lệ tái chế cũng thấp hơn. Thêm vào đó, nguồn thu từ việc bán túi rác không tái chế không đủ bù đắp cho ngân sách chương trình tái chế rác thải và chính quyền Đài Loan buộc phải trợ cấp thêm.
Nguồn tài chính tài trợ này cũng góp phần trợ cấp cho những người bị ảnh hưởng từ ngành tái chế rác thải, như những người nhặt rác rong hay những hộ gia đình lấy thức ăn thừa để chăn nuôi lợn. Dù gặp một số khó khăn nhưng rõ ràng việc mạnh tay thúc đẩy tái chế rác thải đã đem lại hiệu quả cho Đài Loan. Hiện tượng vứt rác bừa bãi ngày càng giảm và môi trường tại đây dần được cải thiện.
Vì vậy, các bạn du học sinh chú ý giữ gìn vệ sinh thật tốt tại Đài Loan nhé. Vì nếu bạn bị bắt quả tang vì xả rác bừa bãi sẽ bị phạt rất thậm chí bị kỉ luật!! Để tránh trường hợp cực kì ngại ngùng này hãy tuân thủ đúng các yêu cầu không vi phạm tại Đài Loan nhé!!