Đăng ký hồ sơ
10/07/2021 14:32 Tin du học
ẢNH HƯỞNG VỀ VĂN HÓA
Văn hóa Đài Loan là sự kết hợp chặt chẽ với các yếu tố của văn hóa cổ truyền Trung Hoa, vốn là nguồn gốc lịch sử và dân tộc của đa số cư dân hiện nay, văn hóa Nhật Bản, tín ngưỡng Khổng Tử và mang cả màu sắc văn hóa đến từ Phương Tây. Chính vì vậy văn hóa của quốc đảo này rất phong phú và đa dạng.
Mặc dù có nhiều nét tương đồng với văn hóa Việt Nam nhưng văn hóa Đài Loan vẫn mang một nét độc đáo mà càng tìm hiểu bạn sẽ càng cảm thấy thích thú. Họ coi số 4 là con số xui xẻo, kiêng kỵ việc ăn hết thức ăn trên bàn hay cả việc chỉ tay vào mặt trăng cũng thành điều cấm kỵ. Khi du học tại đây, bạn hãy chắc rằng mình đã tìm hiểu kỹ về văn hóa nước này để không rơi vào những tình huống khó xử hoặc cảm thấy mình bị lạc lõng vì “sốc” văn hóa.
ẢNH HƯỞNG VỀ NGÔN NGỮ KHI Ở MỘT ĐẤT NƯỚC XA LẠ
Ở Đài Loan người dân sử dụng hai ngôn ngữ chính là Tiếng Anh và Tiếng Trung. Tuy nhiên việc giao tiếp bằng Tiếng Anh vẫn sẽ có những khó khăn riêng và họ chủ yếu sử dụng Tiếng Trung. Tuy nhiên cái khó ở đây đó là người Đài Loan nói tiếng Phồn Thể – ngôn ngữ được đánh giá là khó học và khó viết hơn so với Tiếng Trung Giản Thể (dùng trong giao tiếp hàng ngày của người Trung)..
Học chữ Phồn Thể ngoài việc học thuộc hình của chữ còn học được cả ý nghĩa thâm sâu và cái đạo mà người xưa truyền lại, tất cả nằm ở con chữ. Chữ Phồn Thể rất khó học, nhưng một khi đã học thuộc rồi thì nhớ rất sâu và rất lâu. Mặc dù khó học nhưng chắc chắn bạn sẽ học được rất nhiều điều từ đây.
KHÔNG QUEN KHẨU VỊ ẨM THỰC
Đối với bất kì sinh viên Việt nào khi sang Đài Loan đều cảm thấy đồ ăn của Đài Loan khá khó ăn vì nhiều dầu mỡ, ngọt và nhạt hơn đồ ở Việt Nam. Trong văn hóa ẩm thực của người Việt, các món ăn đều hài hòa về hương vị lẫn nguyên liệu dùng trong các bữa ăn. Tuy nhiên, khi đã quen với cuộc sống bên đó, bạn chắc chắn không thể bỏ qua hay cưỡng lại được sự mê hoặc của ẩm thực nơi đây bởi hương vị, màu sắc, thậm chí cả cách trang trí món ăn vừa hiện đại, vừa mang sắc màu truyền thống độc đáo của người dân xứ Đài.
ẢNH HƯỞNG TÂM LÝ KHI XA NHÀ
Nếu ở Việt Nam bạn được chiều chuộng, yêu thương, vỗ về bao nhiêu thì đi du học bạn sẽ lại phải tự lập bấy nhiêu. Bạn sẽ phải tự tính toán mọi chi phí trong cuộc sống sinh hoạt và học tập. Tích lũy dần “kinh nghiệm” từ việc làm thêm, đi thực tập để làm bàn đạp vững chắc tiến dần đến thành công.
Xa nhà, sống ở một đất nước mà cơ hội được nghe ngôn ngữ mẹ đẻ cũng trở nên xa xỉ, không có gia đình hay bạn bè ở bên, việc gì cũng phải tự lực cánh sinh, thiếu thốn đủ thứ quen thuộc là nỗi khổ của những du học sinh nói chung và du học sinh Đài Loan nói riêng. Dẫu sao bạn cũng cần phải tự mình thích nghi với cuộc sống ấy. Và khi bạn thích nghi và biết tự lo cho cuộc sống của mình cũng là lúc bạn thấy mình đã trưởng thành.
CHƯƠNG TRÌNH HỌC TẠI ĐÀI LOAN
Hệ thống giáo dục của Đài Loan theo tín chỉ giống như một số trường Đại học ở Việt Nam. Tuy nhiên nếu như nước bạn đề cao tính chủ động của bản thân, tự mình đưa ra và giải quyết vấn đề thì hệ thống đào tạo tại Việt Nam còn nhiều khuôn mẫu, rập khuôn. Có lẽ sinh viên Việt quen với những đóng khuôn từ bé đến lớn, vì thế mà khi được cho cơ hội để thể hiện bản thân thì lại trở thành một thách thức lớn khó vượt qua. Chương trình học, môi trường học và cách học khác biệt với giáo dục Việt Nam cũng gây không ít khó khăn cho các bạn du học sinh.
Sinh viên phải tự học rất nhiều, giáo viên yêu cầu rất cao và khắt khe. Hơn nữa, việc học bằng tiếng Anh chuyên ngành cũng là một thử thách nếu bạn không tự chuẩn bị cho mình một vốn tiếng Anh khá nếu không việc học lại và thi lại là khá phổ biến. Dẫu biết hành trình du học luôn là con đường khó khăn và thử thách nhưng chính điều này sẽ giúp bạn trưởng thành và vượt qua được nỗi sợ của chính mình. Bởi mọi hành trình đều với mục đích chinh phục chính bản thân mình.